Image

Bửu Long – Đồng Nai

ĐƯỜNG ĐI :
Xe máy: đi hướng Xa Lộ Hà Nội , tới cầu vượt Suối Tiên thì rẻ trái, chạy ngang qua đại học Nông Lâm, tới cầu vượt Linh Xuân thì rẽ phải, đi ngang qua huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, đi ngang qua mỏ đá Hóa An, trên đường đi sẽ có 2 trạm thu phí (cho các bác bạn dễ nhận biết ấy mà) xong rùi tới một cái bùng binh 5 ngã, nó có cái bản chỉ các bạn đi hướng Bửu Long, cứ thế mà chạy thẳng rùi qua một cái cầu dài ngoằn, xuống cầu thì rẽ trái đi khoảng 5 – 6 km thì nhìn bên phải sẽ thấy bảng Khu du lịch Bửu Long. Đoạn đường dài khoản 35 km , tốn mất khoảng 1h đi.

Đi xe bus thì bắt các tuyến như sau: Từ Sài Gòn bắt có 2 tuyến: Tuyến số 601 (BX Miền Tây – Biên Hòa) hoạt động từ 5:30 – 18:30, khoảng 15 – 20 phút có 1 chuyến.  Tuyến số 5 (Lê Hồng Phong – Biên Hòa) hoạt động từ 5:00 – 18:30, khoảng 25 phút có 1 chuyến.

Từ Biên Hòa bắt tuyến số 7 từ Bến xe Biên Hoà đến Bến xe Vĩnh Cửu (có đi ngang qua khu du lịch Bửu Long) Thời gian hoạt động : Từ 05h30 đến 18h 21 hằng ngày. – Giãn cách chuyến:    Cao điểm : 12 phút/chuyến. Thấp điểm : 23 phút/chuyến. – Giá vé lượt: 4.000 đồng/lượt.
CHỖ Ở :  trong khu du lịch Bửu Long có khách sạn, có 3 loại giá phòng 150k, 100k và 80k, phòng nào cũng xây giống bungalow, nhưng loại 150k xây đẹp nhất, có máy lạnh, tủ lạnh, nước nóng, tivi. Các bạn có thể đến lúc 6h sáng hôm trước và trả phòng lúc 12h trưa hôm sau giá vẫn tính là 150k một ngày

ĂN UỐNG :
từ phòng khách sạn chịu khó đi bộ ra một tí thì sẽ thấy nhà hàng Long Du của khu du lịch, ở đây chỉ bán cơm trưa. Ngồi trên nhà hàng sẽ nhìn thấy được hồ Long Ẩn , view rất đẹp , mà thức ăn cũng bình dân và rất ngon nữa .
Mình thường ăn cơm phần ở đây, 1 thịt kho cá, 1 tô canh chua, 1 dĩa xà lách trộn, 2 ly trà đá, 1 tô cơm, tổng cộng khoảng 100k được một bữa cơm no bụng
Đặc biệt mình khuyến cáo các bạn đừng nên ăn ở Sơn Nữ quán, giá cả thì nhìn vào không mắc nhưng thức ăn chả có gì.
Ở ngoài khu du lịch cũng có nhiều thứ ngon, đặc sản là món nem lụi (bánh tráng cuốn với thịt, đem nướng cho giòn lên) đem cuốn với bánh tráng, rau sống, xoài sống và chấm tương, giá chỉ có 9k một phần, rất ngon và thích hợp để ăn chơi, chỉ có bán từ 2 h chiều. Ra khỏi khu du lịch quẹo tay trái hướng về thành phố, đi khoảng 3km nhìn tay phải.

ĂN TỐI
thì nên lấy xe chạy qua chợ đêm Biên Hùng nhe, khoảng từ 5h chiều tới tối mới mở cửa, còn ban ngày thì nó là con đường bình thường thôi,  ăn nào là bún riêu (rất ngon nhá , tô bún 12k mà giò bự, tùm lum đồ ăn lun) bún bò, mì quảng, v.v…, còn không thì qua chợ đêm Tịnh Biên ăn, giá cả hợp lý, 60k được cái lẩu đủ no cho 2 người, vừa kết hợp đi dạo phố ban đêm, rất thú vị.

CHƠI: đạp vịt , chèo thuyền , câu cá , đu dây, vườn thú, huyện Vĩnh Cửu kế bên chơi.

27.05

IMG_20150527_210815

Tối 8h thấy thêm vui vì cuộc sống vẫn còn những lòng tốt, những con người biết yêu thương

IMG_20150527_210822

Tui con nhỏ chỉ bằng cái nắm tay. Không đẹp, loan lỗ. Mặt dơ hầy như Chí Phèo. Kêu la rần trời khi mới đặt bàn chân nhỏ bé xuống sàn nhà trắng…

IMG_20150527_210837

Theo xác định giới tính sơ bộ thì 2 đứa là cái. 1 đuôi cong 1 đuôi thẳng. Tạm nhớ tên theo hình dáng đuôi vậy. Thẳng có vẻ lanh và khỏe hơn cong. Nhưng cái cách cong ngồi ngay kế bên, im lặng và ấm áp… Thấy thương…

IMG_20150527_210856

Từ từ thì cũng xông pha ra, vì nghe mùi sữa và mùi đồ ăn hạt đập mịn.

IMG_20150527_213728

Ăn xong thì đè nhau giỡn khá tỉnh. Nhưng giỡn tí thôi rồi loay hoay tí là ngủ. Ngày đầu giấc ngủ còn cạn và chập chờn, gồng nữa, nhất là cong, hay giật mình…

10 bí quyết hạnh phúc nơi công sở

1. Chọn sự vui vẻ

Hạnh phúc là sự lựa chọn. Thay vì đến công ty với một bộ mặt ủ rũ, nụ cười tươi sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ suốt một ngày làm việc.

Suy nghĩ một cách tích cực về công việc của mình. Chú tâm vào những khía cạnh mà bạn thích ở công việc bạn đang làm. Tránh những đồng nghiệp tiêu cực và cả những lời bàn tán. Tìm ra những người đồng nghiệp bạn thích và dành thời gian với họ. Những điều này góp một phần không nhỏ tạo nên niềm vui của bạn khi đi làm.

2. Làm những điều yêu thích mỗi ngày

Bạn có thể thích công việc hiện tại hoặc không, bạn có thể tin rằng mình sẽ tìm được sự đam mê trong công việc của mình hoặc không. Nhưng sự thật là bạn có thể.

Hãy xem xét lại bản thân mình, những kĩ năng và những gì bạn quan tâm, tìm ra một công việc mà bạn muốn làm. Nếu bạn làm những điều mình yêu mỗi ngày, công việc của bạn sẽ chẳng tệ như bạn nghĩ.

3. Chịu trách nhiệm với chính mình

Một số người hay phàn nàn rằng sếp của họ không làm gì nhiều để giúp họ phát triển kĩ năng nghề nghiệp của mình. Thay vì trông đợi vào cấp trên, bạn nên tự mình làm điều đó. Bởi chính bạn mới là người quan tâm nhất đến sự phát triển của bản thân. Hãy chịu trách nhiệm cho sự phát triển của chính mình, yêu cầu sự trợ giúp, hỗ trợ từ cấp trên. Bạn là người có được nhiều nhất nếu thăng tiến, nhưng bạn cũng mất nhiều nhất nếu cứ dậm chân tại chỗ.

4. Nắm bắt thông tin

Nhiều người than phiền rằng họ không có đủ sự giao tiếp và cũng không nắm được thông tin về những gì đang diễn ra trong công ty của họ, về những dự án, về đồng nghiệp. Bạn không thể cứ ngồi một chỗ và “há miệng đợi sung”. Hãy tích cực chủ động tìm kiếm thông tin cho mình.

5. Nhận phản hồi từ mọi người

Bạn có bao giờ hỏi đồng nghiệp “Sếp chẳng bao giờ nhận xét về mình cả, vì thế mình không biết những gì mình đang thể hiện có tốt hay không?” Hãy đối mặt với nó, bạn thật sự biết hiệu quả công việc của bạn như thế nào.

Nếu bạn cảm thấy tích cực về sự thể hiện của mình, bạn muốn nghe sếp công nhận điều đó. Nếu bạn cảm thấy không tích cực về công việc của mình, nghĩ cách làm sao để cải thiện và cống hiên cho công ty một cách chân thành. Sau đó, hỏi nhận xét của sếp. Nói với họ bạn thật sự muốn nghe đánh giá của họ. Hãy nói điều này với cả những khách hàng của bạn; nếu bạn phục vụ họ tốt, họ sẽ giúp bạn khẳng định.

6. Chỉ cam kết những điều có thể làm được

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến stress trong công việc chính là không thể hoàn thành đúng như những gì đã cam kết. Rất nhiều nhân viên phải dành thời gian để cáo lỗi cho việc này, và lo lắng về những hậu quả của nó. Thậm chí lượng thời gian đó còn nhiều hơn cả lượng thời gian họ dành để hoàn thành công việc mà họ đã cam kết.

Hãy hệ thống lại những kế hoạch, những công việc cần làm. Điều này giúp bạn xử lý công việc của mình một cách nhanh chóng. Đồng thời giúp bạn biết bạn có khả năng nhận thêm những nhiệm vụ khác hay không. Đừng tình nguyện vô tội vạ nếu bạn không có thời gian.

Nếu lượng công việc vượt quá lượng thời gian và sức lực bạn có, bạn có thể hỏi sếp mình để yêu cầu sự hỗ trợ. Đừng tự đắm mình trong vũng lời của những lời hứa bạn không thể thực hiện được.

7. Tránh sự tiêu cực

Chọn vui vẻ khi đi làm nghĩa là tránh những cuộc hội thoại tiêu cực, bàn tán và cả những người lúc nào cũng mặt nhăn mày nhó càng xa càng tốt. Dù cho bạn có cảm thấy tích cực, yêu đời như thế nào đi nữa, những người như vậy luôn có một tác động mạnh đến tinh thần của bạn.

8. Kết bạn

Môi trường làm việc là một cộng đồng những con người cùng chí hướng. Bạn không thể đến công ty, tự làm hết những công việc của mình sau đó ra về. Bạn cần có sự kết nối với mọi người. Kết bạn nơi công sở là một điều rất quan trọng. Đừng ngại ngùng, hãy bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp bằng một lời bắt chuyện chẳng hạn.

9. Can đảm trước khó khăn

Hầu hết mọi người thường không thích sự xung đột. Lý do rất đơn giản. Chúng ta chưa bao giờ được dạy để đối mặt với xung đột – những xung đột có ý nghĩa. Vì thế, khi nói đến xung đột, bạn thường liên tưởng tới cái gì đó đáng sợ, nguy hiểm.

Đúng là như vậy, nhưng có một điều bạn chưa biết, xung đột có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ công việc và cả tầm nhìn cá nhân của mình. Xung đột còn có thể giúp bạn phục vụ khách hàng và tạo nên những sản phẩm thành công.

Những người hạnh phúc luôn hoàn thành mục tiêu công việc của họ. Vậy tại sao tại để sự sợ hãi đẩy bạn ra xa khỏi việc đạt được mục tiêu và ước mơ? Kết bạn với xung đột, bạn hãy thử xem.

10. Tìm công việc khác

Biện pháp cuối cùng là tìm kiếm công việc mới. Nếu tất cả 9 điều trên không thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc ở nơi làm việc, đã đến lúc bạn đánh giá lại sếp của mình, công việc hoặc cả sự nghiệp. Bạn không nên tốn thời gian làm những gì bạn không thích trong một môi trường không chuyên nghiệp.

Plants in bottle

Tự làm TINH DẦU SẢ

Chuẩn bị:
– 1 lọ thủy tinh cao hay lọ nhựa cao
– Cây sả (già) rửa sạch cắt đều nhau
– Rượu voka
– Nước sạch

Cách làm:
– Cho sả vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa sếp ngay ngắn
– Pha lượng rượu với lượng nước theo tỉ lệ 1:1, rồi đổ ngập thân cây sả
– Nắp chặt lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa lại rồi tìm 1 nơi không có ánh sáng đặt ở đó trong khoảng thời gian 3-4 ngày sau đó bạn bỏ ra cho vào máy xay cả phần nước lẫn phần sả. Tiếp đến là dùng vải lọc hết phần bã ra ta được dung dịch còn lại gọi là tinh dầu sả.

HỦ TIẾU VÀ CUỘC ĐỜI

Mẹ đã đau lòng đến thế nào khi sinh ra gã, mẹ cũng đã khóc quá trời khi từng ngày nhìn gã phải lớn khôn. Thật tâm mẹ muốn gã bé thơ mãi mãi, muốn ở mãi trong vòng tay mẹ. Mà mẹ cũng biết, ừ thì gã có lớn lên đó nhưng tâm hồn gã mãi mãi chẳng lớn lên được tí tẹo nào đâu.

Lúc còn nhỏ thì không sao, gã cũng không ấn tượng với dáng đi chấm phẩy của mình. Gã chỉ thấy sao vặn vẹo mà đau quá thôi, nhìn gã chập chững tập đi, mẹ gã nhìn gã mà khóc. Mắt mẹ khóc nhưng miệng mà cười, môi mẹ nói rằng, ráng bước đi đi con. Tự mình phải bước đi trên đôi chân của mình dù đôi chân ấy có khập khiễng, mẹ muốn gã hiểu ý nghiã sâu xa đó, nhưng trí óc non nớt của gã “giới hạn” sự hiểu biết mẹ à. Nhưng mẹ an tâm, gã nhủ lòng, vì tim gã biết thổn thức khi nhìn mẹ khóc đấy thôi. Gã yêu mẹ nhất, và mẹ yêu gã nhất !

Khi gã lớn khôn, mà chỉ nói là nói thế thôi, chớ gã chỉ lớn mà chưa khôn ra bao nhiêu. Chẳng sao cả, gã vẫn sống bên cạnh mẹ. Lớn rồi gã cũng thấy sao nhà mình nhiêu đó hà, không có gì thay đổi, nhìn nhà bên cạnh thấy cái gì cũng to. Thắc mắc hoài không biết hỏi ai, đành hỏi mẹ chứ ai. Hỏi lần đầu tiên, duy nhất và từ đó gã chẳng hỏi thêm, vì hỏi rồi gã thấy mẹ khóc. Mẹ còn hỏi gã thích nhà to hay nhà nhỏ, thích cái gì thì nói mẹ mua cho, muốn ăn gì mẹ nấu cho. Sao mẹ cho mà mẹ khóc, sao mẹ nói mẹ cho mà mẹ lại buồn. Không giống như những lần mẹ cho gã gì đó trước đây…

Ngây ngô gã hỏi, ngây ngô trả lời, rồi tự cái ngây ngô ấy gã cũng nhận ra sự khác biệt của mẹ mình và mẹ người ta. Mẹ mình tóc màu trắng, mẹ người ta tóc vàng vàng đen đen. Mẹ mình tay gân cục cục, mẹ người ta tay trắng và có nhiều màu vàng. Mẹ mình ở căn nhà nhỏ, mẹ người ta ở căn nhà to. Mẹ mình phải thức khuya dậy sớm, mẹ người ta cả ngày trong nhà thôi. Mà mẹ người ta thì thương người ta, mẹ mình cũng thương mình, đôi khi gã cũng thấy mẹ người ta thương mình nữa mà.

Phải rồi, mẹ của ai người nấy thương, cũng như nhà của ai người nấy ở. Gã cũng có mẹ có nhà, tội gì làm mẹ khóc khi đặt câu hỏi như thế, gã biết mà, hiểu hết mà, chẳng qua gã không có nhiều từ ngữ để diễn đạt thôi. Buồn thật buồn cho kẻ biết suy nghĩ mà lại không thể diễn đạt, chỉ đứng bên rìa mọi thứ vô tình mà thôi.

Là trẻ con thì gã được mẹ chăm lo, lúc ấy tóc mẹ màu đen.

Là người lớn thì gã phải chăm lo lại mẹ, vì tóc mẹ bây giờ màu trắng rồi.

Gã hiểu thế đấy, nhưng làm gì bây giờ, đôi chân khập khiễng, đôi tay khập khiễng… làm gì bây giờ? Đâu đó ở căn nhà to vọng qua lời nhạc “hai bàn tay trắng nghèo xơ xác nghèo…”. gã nghe sao hiểu vậy thôi! Gã thấy thương mẹ quá trời quá đất.

Người ta nói ở đời chẳng có chi là đường cùng cả, gã còn có ích. Một lần mẹ bệnh, gã hớt hơ hớt hải bưng bê tô cháo về nhà cho mẹ (Mẹ vẫn bảo gã dại khờ lắm, dại khờ mà biết mẹ bệnh, dại khờ mà biết mẹ cần thuốc, dại khờ mà biết đi mua cháo, dại khờ mà biết chạy thật nhanh về với mẹ sao mẹ ?!). Nơi gã sống mọi người quen nhìn gã rồi, chẳng ai đâu ở không mà chọc với ghẹo, cũng chẳng ai nỡ làm tổn thương gã cả. Vì hễ là con người ai mà chẳng thương chẳng xót những gì thơ dại, bởi thế lần bưng cháo cho mẹ, người ta phát hiện ra gã vẫn còn có ích. Tức là có khả năng lao động kiếm tiền bằng chính sức mình. Từ sau hôm ấy gã thành anh bồi bàn, kêu thế cho nó sang chứ thật ra gã bưng bê hủ tiếu cho hàng hủ tiếu gần nhà thôi.

Bắt đầu bưng bê hủ tiếu và trở thành công việc thường nhật khiến cho gã vui, cho mẹ vui, cho tóc mẹ ít trắng đi một chút, cho mẹ không thở dài xót xa khi nghe câu hát:

“Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
Mồ côi khổ lắm ai ơi…”

Mồ côi thì ai chẳng khổ, nhưng ai cũng biết với gã nỗi khổ ấy lớn lao biết chừng nào. Bây giờ hằng ngày, hai bàn tay gã vui, hai bàn chân gã vui, cái tô hủ tiếu gã bưng chẳng khi nào bị nghiêng dù gã đi nhiều người nhìn theo ái ngại, sợ đổ mất cái tô hủ tiếu. Mà được ăn hủ tiếu hồi hộp nhìn theo từng bước đi của gã đôi khi làm một vài người cho là thú vị, trước cái ăn phải có “sự kích thích” nào đó thì ăn mới ngon. Người ăn hủ tiếu thích gã, gã thì thích bưng hủ tiếu, “cung” và “cầu” thỏa mãn nên cả hai cùng khoái chí lẫn nhau.

Vậy là gã sống hạnh phúc bằng cái nghề bưng bê hủ tiếu của mình. Nhưng mà, có một bữa trời mưa, có đứa bé ngồi chờ tô hủ tiếu của gã bưng đến, đứa bé hỏi chớ: “Chú bưng hủ tiếu suốt đời luôn hả chú?”. À, nếu có bà mẹ đứa trẻ ở đó hẳn là sẽ la lên “Sao con hỏi vậy với chú, thôi lo ăn đi!” nhưng vì chú bé ngồi một mình và không có mẹ theo kèm, nên nhận được câu trả lời khó nhọc mà cũng khó hiểu từ gã rằng: “Hủ tiếu là cuộc đời!”.

Đúng rồi, hủ tiếu đâu có chết bao giờ, hủ tiếu đâu có sợ thất nghiệp, hủ tiếu đâu có sợ người ta quên nó. Hôm nay không hủ tiếu thì ngày mai hủ tiếu, hủ tiếu chẳng biến đi đâu cả, chẳng bao giờ mất cả, ăn để sống là qui luật rồi mà! Gã chọn hủ tiếu là cuộc đời là chọn sự bất diệt trong những ngày sống có ích, ngày nào người ta chẳng ăn để sống, không ăn món này thì ăn món kia.

Ngày nào cũng có người ăn hủ tiếu, không phải người này thì cũng là người kia. Đâu có gì khó khăn khi chọn hủ tiếu là cuộc đời đâu, gã ngày nào cũng lao động, lao động nhiệt thành nữa ấy chứ. Phải bưng bê bằng tay nè, đi bằng chân nè, suy nghĩ bằng đầu óc nè, suy nghĩ để giữ cho tô hủ tiếu không nghiêng nè. Đã làm việc hết mình như thế thì không đáng quý sao, không đáng trân trọng sao, không đáng được bù đắp gì đó sao. Gã đã có một cuộc đời sống hết mình trọn vẹn bên hủ tiếu, hơn bao giờ hết, mẹ gã hạnh phúc vì nhìn thấy như thế! Mẹ cứ yên tâm rằng gã biết chọn cuộc đời cho mình như thế mà mấy ai hiểu được.

o O o

Một lúc nào đó bạn vô tình có ăn hủ tiếu, hãy thử nhớ đến một gã trai như thế. Để thấy rằng làm một con người rất khó, chọn cho mình một cuộc đời còn khó hơn nhiều. Chọn rồi thì mình phải sống ra sao cho nó chu toàn, cho nó nồng nhiệt, cho cuộc đời mình có ích theo một cách nào đó. Chúng ta tự cho mình quá đầy đủ nhưng đôi khi ta không biết thế nào sống cho nó cảm thấy vừa vặn. Còn với gã, chọn hủ tiếu là cuộc đời dù rằng gã không trọn vẹn nhưng gã đã sống vừa vặn trong cái không trọn vẹn đó biết bao.

Được hết mình chạy tới ngày mai là sung sướng biết bao nhiêu vậy mà mấy ai trong chúng ta có thể làm được…

Hạnh Nguyễn
( Tặng anh Vũ bưng hủ tiếu gần nhà tôi )

Được

ĐƯỢC.

Sống một kiếp người, bình an là được.
2 bánh 4 bánh, chạy được là được.
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được.
Người xấu người đẹp, dễ coi là được.

Người già người trẻ, miễn khỏe là được.
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.
Ông xã về trễ, miễn về là được.
Bà xã càu nhàu, thương mình là được.

Tiến sĩ cũng được, bán rau cũng được.
Tất cả phiền não, biết xả là được.
Kiên trì cố chấp, biết quên là được
Bạn bè xa gần, nhớ nhau là được.

Không phải có tiền, muốn gì cũng được.
Tâm tốt việc tốt, số mệnh đổi được.
Ai đúng ai sai, trời biết là được.
Tích đức tu thân, kiếp sau cũng được.

Thiên địa vạn vật, tùy duyên là được.
Có rất nhiều việc, nhìn xa sẽ được.
Nói nhiều như vậy, hiểu được là được.
Vẫn còn chưa hiểu, xem lại là được!